Xuất phát từ chủ trương đúng đắn của Đảng, Nhà nước đã đáp ứng được nguyện vọng của nhân dân, cùng với sự đồng thuận của người dân trên địa bàn xã chương trình bê tông hóa giao thông nông thôn trở thành một trong những tiêu chí được quan tâm của xã Tiên Lãnh. Qua công tác tuyên truyền của Uỷ ban mặt trận và các ngành đoàn thể, người dân đều hiểu được trách nhiệm bản thân, gia đình trong việc thực hiện bê tông hóa giao thông nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới. Việc huy động đóng góp của nhân dân trong phong trào làm đường bê tông được thôn, xóm, tổ công khai minh bạch.
Trong quá trình thực hiện, xã đã huy động nhân dân hiến đất hiến cây mở rộng mặt bằng để làm đường. Kết quả tổng kinh phí đầu tư cho chương trình bê tông hóa giao thông nông thôn đến này đã bê tông hoá được 20 tuyến tổng mức đầu tư bê tông hoá trên địa bàn xã là 21.030 km trong đó Nhà nước hỗ trợ 14.338 tỷ đồng, nhân dân đóng góp 1.381 tỷ đồng, tổng diện tích đất đã hiến để làm đường hơn 3.200 m2. Trong đó đã có nhiều điển hình trong phong trào hiến đất làm đường như tại xã hộ ông Ông Trần Văn Hoài hiến gần 100m2 đất và nhiều cây có giá trị trên đất như: gió. Bòn bon, cau, mít vú sữa...; đặt biệt, ông Võ Diệu tại thôn 3 hiến hơn 100m2 đất, 50 cây bòn bon, 60 cây cau và nhiều loại cây khác như dó, dừa, Ông Huỳnh Ta thôn 5 hiến gần 100m 2. Và cây có giá trị trên đất có 20 cây dó, 20 cây cau, 10 cây lòn bon, Ông Huỳnh kim Quang 10 cây Gió, 20 cây cau, Ông Trần Văn Sáu Thôn 5 hiến 195m2 ruộng để mở đường giao thông nông thôn.
Một số hình ảnh người dân đã hiến đất, tài sản trên đất để giải phóng mặt bằng
Người dân hiến đất, cây trên đát và chấp nhận gặt lúa già để mở rộng mặt bằng
Bê tông hoá nông thôn trải dài đã góp phần làm diện mạo xã nhà thay đổi đáng kể. Kết quả to lớn mà Chương trình bê tông hóa giao thông nông thôn mang lại chính là động lực cơ bản để phát triển nông thôn và là tiền đề để xây dựng chủ trương phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa, mang lại diện mạo mới cho vùng nông thôn. Giao thông đã có những tác động trực tiếp và gián tiếp tới các lĩnh vực phát triển kinh tế - xã hội của xã theo hướng nhanh và bền vững. Thực tế là trong những năm gần đây, tỷ lệ hộ nghèo của xã đã giảm từ 19,44% năm 2016 xuống còn 4,38% năm 2021. Lĩnh vực kinh tế có sự chuyển dịch mạnh nhờ sản phẩm tiêu thụ thuận lợi, xe cộ hàng hoá lưu thông thuận lợi hơn, nhân dân đầu tư các loại xe, xe vận chuyển hàng hoá, xe dịch vụ tại địa phương ngày càng nhiều trong đó giao thông nông thôn chính là yếu tố quan trọng làm nên những kết quả trên. Từ đó, thị trường nông thôn được mở rộng, kích thích người nông dân tăng gia sản xuất, làm thay đổi bộ mặt địa phương thu nhập của các hộ dân tăng, đời sống được nâng lên, góp phần thắng lợi vào mục tiêu xóa đói, giảm nghèo, phát triển kinh tế góp phần phát triển kinh tế xã hội, xây dựng Nông thôn mới trên địa bàn xã.
Một số hình ảnh tiến hành thi công làm bê tông
Để đạt được hiệu quả tốt nhất khi sử dụng đường thì quá trình triển khai giám sát từ Ban giám sát đầu tư cộng đồng tại xã cũng được triển khai chặt chẽ, thành lập Ban giám sát ở từng khu dân cư có công trình. Phân công thành viên và người dân hưởng lợi trực tiếp tham giám sát, quy trình để tiến hành thi công; đơn vị thi công thực hiện nghiêm túc dưới sự giám sát của Ban giám sát và nhân dân.
Bằng sự vào cuộc tích cực của Ban Giám sát đầu tư của cộng đồng những sai sót đã được kịp thời phát hiện, qua đó kịp thời kiến nghị chủ đầu tư, nhà thầu điều chỉnh, đảm bảo chất lượng các công trình trên địa bàn. Thực tế tại địa phương cho thấy, từ việc dựa vào “tai”, “mắt” của nhân dân thông qua các Ban Giám sát đầu tư của cộng đồng đã hạn chế được tình trạng thất thoát, lãng phí, đảm bảo chất lượng, hiệu quả đối với những công trình được đầu tư, xây dựng trên địa bàn.
Hoạt động giám sát đầu tư của cộng đồng đã mang lại hiệu quả thiết thực, góp phần hạn chế những tiêu cực các dự án đầu tư tại cộng đồng, tạo lòng tin trong nhân dân, giảm thiểu đơn thư khiếu nại, tố cáo, giữ vững ổn định tại địa phương.